Bài đăng

Lặng lẽ Cư Bung

Hình ảnh
https://baogialai.com.vn/channel/721/202004/nhung-canh-doi-duoi-chan-nui-cu-bung-5679774/ Nơi thung lũng bằng phẳng dưới chân núi Cư Bung (thuộc xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) có 79 nóc nhà của dân di cư tự do. Đây là “bãi đáp” của 79 hộ dân tứ xứ mang khát vọng thoát nghèo trong công cuộc mưu sinh. Dù vậy, khó khăn vẫn đang bủa vây lấy khu di dân tự do này. Phương án di dời được các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai xây dựng và dân di cư tự do đang trông ngóng ngày chuyển về khu tái định cư mới. Long đong phận người Khu Cư Bung trở thành chỉ dẫn địa lý để nói về thung lũng rộng 229 ha, nằm cách trung tâm xã Ia Le hơn 20km và có 79 hộ dân di cư tự do sinh sống, làm rẫy. Khu vực này có dãy núi cao là ranh giới tự nhiên giữa xã Ia Le với huyện Phú Thiện (Gia Lai) và huyện Ea Hleo (tỉnh Đak Lắc). Để đến được khu Cư Bung, chúng tôi phải chạy xe máy hơn 45 phút trên con đường đất ngoằn nghèo. Khó đi nhất là đoạn đường gần đến nơi dân di cư ở. Đường đi là lối mòn nhỏ giữa rẫy n

Bàn tay thay đôi mắt

Những người khiếm thị đã vượt lên trên số phận mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc. Hạnh phúc nở hoa từ nghị lực, ý chí kiên cường của họ.           Không cam chịu tật nguyền Tại hẻm 245 Nguyễn Tất Thành (phường Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia Lai) có một dãy trọ gồm 2 phòng mà người thuê là 2 người đàn ông khiếm thị bán chổi đót. Một người tên Lăng Văn Bền (SN 1982, quê ở Lạng Sơn). Người còn lại tên Bảy (SN 1988, quê ở Đak Lắc). Tôi đã theo chân Lăng Văn Bền bán chổi đót quanh các ngả đường ở TP. Pleku và tìm gặp nhiều người khiếm thị khác để nghe chuyện không đầu hàng trước số phận tật nguyền. Lăng Văn Bền bị mù lúc 7 tuổi. Theo Bền, nguyên nhân mù được xác định là do di truyền từ người bố. Từ nhỏ đến 15 tuổi, anh Bền sống với bố mẹ ở Lạng Sơn. Sau đó anh theo bạn rong ruổi cả nước bán chổi đót, bán vé số, bán muối i ốt. Từ năm 2010 đến nay, Bền ở Gia Lai mưu sinh. Những tháng đầu năm mới, anh bán vé số, bán muối. Các tháng còn lại trong năm, anh Bền đi 17 huyện, thị xã và thành phố TP.

Thăm rừng giáng hương trăm tuổi lớn nhất ở Gia Lai

Hình ảnh
HOÀNH SƠN Ở xã Krong (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có một rừng giáng hương cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Sự tồn tại của rừng giáng hương này chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn lao. Dù vậy, công việc canh giữ rừng giáng hương cổ thụ lớn nhất tỉnh Gia Lai còn nhiều nỗi gian truân. Báu vật vô giá Mới đây, chúng tôi có dịp theo chân lực lượng bảo vệ rừng thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Krông Pa mục sở thị rừng giáng hương cổ thụ ở xã Krong. Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Krông Pa-Nguyễn Thành Vinh-thông tin: “Theo số liệu thống kê mới nhất của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong lâm phần chúng tôi quản lý có 410 cây giáng hương. Tất cả cây hương ở đây đều mọc tự nhiên, trong đó có rất nhiều cây có đường kính gốc hơn 1m với tuổi thọ là vài trăm năm. Số cây giáng hương này phân bố rải rác trên một dãy núi thuộc địa phận xã Krong, gồm 9 tiểu khu: 82, 83, 87, 89, 90, 92, 93, 94, 100. Nơi tập trung nhiều cây giáng hương nhất (150 cây) là ở gần làng Vir, thuộc

Đồi Thông Glar, núi lửa Chư Đăng Ya và tư duy làm du lịch

Hình ảnh
                                                                          HOÀNH SƠN Đồi Thông xã Glar (hay còn gọi Đồi cỏ Hồng thuộc xã Glar, huyện Đak Đoa) và núi lửa Chư Đăng Ya (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah) là cảnh đẹp của Gia Lai. Sau khi báo chí đăng bài phản ánh cùng với sự lan truyền trên mạng xã hội thì 2 thắng cảnh hút du khách nhiều hơn.   Các cấp chính quyền tìm cách để phát triển du lịch từ những thắng cảnh này. Thiển nghĩ, việc tổ chức các hoạt động nhằm khai thác tiềm năng là điều cần làm nhưng cần có cách làm mới. 1 .Gia Lai có nhiều đồi Thông và cỏ Hồng. Thông do con người trồng. Cỏ hồng là của tạo hóa. Dưới tán cây Thông, cỏ Hồng mọc vô vàn. Có thể điểm qua như: Đồi Thông xã Ia Der (huyện Ia Grai); Đồi Thông xã Gào (TP. Pleiku); Đồi Thông Mang Yang (huyện Mang Yang)… Nhưng được coi là đẹp và hút du khách tham quan là Đồi Thông ở xã Glar. Đồi Thông này rộng khoảng 500 ha. Khi những cơn mưa bắt đầu trút xuống, cỏ Hồng no nước đội đất mọc lên dưới tán cây thô

Gọi đất dậy nẩy mầm xanh tươi

Hình ảnh
  NGUYỄN TÚ Hễ nhìn thấy ngọn cỏ đuôi chuồn (còn gọi cỏ mỹ, cỏ hồng) màu hồng phất phơ theo ngọn gió từ hướng Tây thổi ngược về, trong tôi rưng rưng những xúc cảm về quá khứ nghèo đói lẫn niềm tự hào của cuộc sống đủ đầy hơn nơi vùng biên viễn huyện Ia Grai (Gia Lai). Di dân xây dựng kinh tế mới và người sở tại cùng đánh thức những thớ đất khô cằn thành rẫy nương xanh tốt. Quê tôi nằm dưới dãy núi Hoành Sơn, tỉnh Hà Tĩnh-một vùng đất bán sơn bán thủy. Từ năm 1996 trở về trước, người dân quê tôi lay lắt vì đói nghèo. Con cá được đánh bắt về từ những con thuyền bé tin hin hay hạt lúa một vụ từ cánh đồng giữa núi và biển không đủ giúp dân quê tôi thoát cảnh nghèo đói. Đến mùa giáp hạt, dân quê tôi đói đến mức phải lên rừng hái lá rau má, đào củ mài, củ chuối về ăn thay cơm. Khát vọng thoát nghèo đã thôi thúc khiến người dân quê tôi lần lượt di tản khắp cả nước mưu sinh. 2 bác ruột của tôi chuyển hẳn gia đình vào Gia Lai định cư và trồng cây cà phê. Những người cậu của tôi vừa

Gác rừng giữa chốn thâm sơn

Hình ảnh
NGUYỄN TÚ Đêm khuya, gió rừng thông thốc thổi làm tê buốt thịt da. Hơi nóng phả ra từ đống lửa trước lều tạm không đủ ấm cho những người đàn ông co quắp nằm ngủ trên nền đất hoặc võng. Họ ở đó để canh giữ cho cây rừng mãi xanh. Họ là những cán bộ, nhân viên, dân nhận khoán thuộc lực lượng giữ rừng của 2 Ban Quản lý rừng phòng hộ: Ia Ly (huyện Chư Pah) và Bắc Biển Hồ (TP. Pleiku, Gia Lai).  Ăn rừng, ngủ núi, uống nước sông… Đỉnh Chư Prông hay còn gọi đỉnh Cổng trời (địa phận xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) cao khoảng 1.200 m so với mực nước biển. Con đường lên đỉnh núi này lởm chởm đất đá và có nhiều đoạn dốc dựng đứng. Muốn lên núi phải đi bộ hoặc dùng loại xe máy độ chế. Trên đường lên đỉnh núi, ông Nguyễn Tất Thành-Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ phát cho chúng tôi những cây gậy và hướng dẫn một vài kỹ năng khi leo núi như: chỉ uống ít nước khi khát; bẻ cành cây làm dấu phòng khi bị lạc đường…  Gửi xe ở một nhà dân, chúng tôi đi bộ hơn 2 tiếng từ đập nước