Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2012

http://baogialai.com.vn/channel/1604/

Hình ảnh
Còn nhiều vướng mắc cho hoạt động của trạm y tế thôn, làng Thứ Ba, 17/04/2012, 13:56 [GMT+7] (GLO) - Trạm Y tế làng Rinh xây xong… bỏ không, thiếu cán bộ y tế có chuyên môn túc trực, mọi chuyện giao cho nhân viên y tế thôn, thuốc men thiếu trầm trọng. Người dân đau ốm phải vượt 20 km đường rừng, mùa nắng thì bụi, mùa mưa lầy lội để xuống Trạm Y tế xã khám. Trong khi đó, làng giáp ranh với xã Ea Rook, huyện Ea Súp, tỉnh Đak Lak, nếu có người ốm đau đều qua Trạm Y tế tỉnh bạn thăm khám. Đó là thực trạng khó khăn mà người dân làng Rinh (Làng Thanh niên lập nghiệp) xã Ia Mơr, huyện Chư Prông đang đối mặt từng ngày. Làng Rinh được thành lập từ năm 2007, với nòng cốt là các thanh niên tình nguyện lên lập nghiệp, xây dựng kinh tế theo phát động của Tỉnh đoàn, có tổng vốn đầu tư hơn 21 tỷ đồng, gồm 108 hộ thanh niên với 181 nhân khẩu và trên 3.000 ha đất. Đã 5 năm trôi qua, cuộc sống của người dân có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

http://baogialai.com.vn/channel/1622/201204/Xa-roi-oc-dao-2144348/

Hình ảnh
Phóng sự - Ký sự . . Xa rồi “ốc đảo” Thứ Sáu, 06/04/2012, 21:50 [GMT+7] (GLO) - Xã Kon Pne cách trung tâm huyện Kbang hơn 80 km về phía Tây Bắc. Dân cư nơi đây đa phần là người Bahnar, họ sống giữa thung lũng được bao bọc bởi những cánh rừng già, cuộc sống chủ yếu phát rừng làm nương rẫy, tận thu lâm sản rừng. Hiện nay, một con đường đã hoàn thành nối nơi đây với cuộc sống bên ngoài. Cuộc sống của người dân đang thay da, đổi thịt từng ngày và cái tên “ốc đảo” Kon Pne cũng đã chìm vào dĩ vãng. Trong cái nắng “như đổ lửa” của tháng ba Tây Nguyên, chúng tôi làm cuộc hành trình về với đại ngàn Kon Pne, cái nơi mà khi nhắc đến ai cũng rùng mình nghĩ đến “ruồi vàng, muỗi bạc, vắt kim cương”. Trụ sở UBND xã Kon Pne. Ảnh: Nguyễn Tú Dù đã được nhiều người chỉ đường cặn kẽ nhưng chúng tôi vẫn bị lạc đường. Không nản chí, tiếp tục tìm đường đến Kon Pne, cuối cùng đã tìm được đường, người và xe máy “đánh vật” con đường nằm men theo sườn núi, một bên là núi cao và một bên là vực thẳm, chỉ cầ

http://baogialai.com.vn/channel/1763/201204/Can-ngan-chan-tinh-trang-hoc-sinh-tu-hoai-than-the-2144040/

Hình ảnh
Tòa soạn - Bạn đọc   Bạn đọc viết . . Cần ngăn chặn tình trạng học sinh tự hoại thân thể Thứ Năm, 05/04/2012, 21:40 [GMT+7] (GLO) - Xóm trọ tôi có các em học sinh phổ thông ở huyện xuống trọ, thỉnh thoảng có qua lại chuyện trò. Các em có kể cho tôi nghe chuyện về các bạn học sinh trong lớp, trường của các em thường hay sử dụng dao lam, dao nhỏ, com pa và các vật cứng khác rạch lên tay, chân hoặc các bộ phận khác nghe rất hãi hùng.   Ảnh minh họa Tức là, các em học sinh dùng các vật cứng tự rạch hoặc nhờ bạn rạch lên tay, chân mình cho đến khi nào chảy máu mới thôi; hoặc có em, rạch xong muốn để khỏi mất dấu, lấy mực đổ vào vết rạch (giống như hình thức xăm), các em thường rạch các chữ, dấu như “I love You”, “I&Y”, “Ck&Vk”, “hận đời”, “hận tình”, và cũng có khi là những hình thù quái dị… Với nhiều lý do rất nhảm nhí, các em rạch trên tay, chân mình tên bạn trai, bạn gái mình thích; giận gia đình, nhà trường, giáo viên; rạch để chứng tỏ mình là “oai” không sợ đau; đua đòi

http://baogialai.com.vn/channel/1625/201204/dien-luc-Pleiku-giai-trinh-noi-dung-lien-quan-den-bai-viet-dan-ia-Lang-thieu-dien-san-xuat-2143583/

Điện lực Pleiku giải trình nội dung Báo nêu Thứ Tư, 04/04/2012, 09:59 [GMT+7] (GLO) - L.T.S: Gia Lai online ngày 27-3 có đăng bài “Dân Ia Lang thiếu điện sản xuất” của tác giả Nguyễn Tú. Mới đây, Điện lực Pleiku có Công văn số 135/ĐLPL-KT giải trình một số nội dung liên quan đến bài viết nói trên. Đường dây hạ thế này trước đây là tài sản của nhân dân, xây dựng, kết cấu cột gỗ, cột bê tông 6 mét, lưới điện 1 pha dây nhôm trần, tiết diện nhỏ, Điện lực Pleiku chỉ tiếp nhận công tơ để bán lẻ đến các hộ tiêu thụ. Về việc đầu tư xây dựng nâng cấp lưới điện, Điện lực Pleiku đã phối hợp với UBND phường Chi Lăng khảo sát hiện trường thực tế, dựa trên hướng dẫn của Công văn số 124/PCGL-KT ngày 3-2-2012 của Công ty Điện lực Gia Lai “Về việc đề xuất, thống nhất danh mục và phối hợp điều tra, khảo sát số liệu để lập đề án “Cấp điện các thôn làng chưa có điện” giai đoạn 2011-2020”; Công văn số 253/UBND-TH ngày 10-2-2012 của UBND TP. Pleiku “Về việc phối hợp điều tra khảo sát số liệu, đề xuất da

http://baogialai.com.vn/channel/1624/201204/doi-thay-djrong-2143072/

Hình ảnh
Đổi thay Djrông Thứ Hai, 02/04/2012, 09:30 [GMT+7] (GLO) - Những căn nhà xây kiên cố, máy cày, xe máy đời mới, hàng trăm ha cây cao su sắp cho thu hoạch… Đó là tài sản mà trước đây người dân làng Djrông, xã A Dơk (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) có mơ cũng chưa từng nghĩ đến. Sự đổi thay của bà con nơi đây đã làm ngỡ ngàng những ai từng ghé thăm. Với 99% hộ dân người Bahnar, trước năm 2000, làng Djrông là một trong những địa phương nghèo nhất huyện Đak Đoa. Không chỉ thiếu ăn, thiếu mặc, mà nhận thức của bà con nơi đây vẫn còn rất hạn chế. Trẻ con không được đến trường, người lớn bỏ bê làm ăn, cả tin theo lời FULRO, công khai chống đối chính quyền… Anh Krứp bên vườn cao su của mình. Ảnh: Nguyễn Tú Từng vượt biên sang Campuchia mong tìm đến nơi gọi là “miền đất hứa” theo lời FULRO, gia đình chị Doih của làng Djrông lâm cảnh màn trời chiếu đất, đói rét, cơ cực. Thấm thía cảnh khốn khó đó, nhận ra lỗi lầm, gia đình chị đã quyết phải trở về làng xưa. Được chính quyền cảm hóa và bà con gi