Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2011

http://baogialai.vn/channel/1625/201112/Can-lam-nhung-tam-long-se-chia-2119424/

Hình ảnh
Cần lắm những tấm lòng sẻ chia Cập nhật lúc 13:55, Thứ Năm, 22/12/2011 (GMT+7) (GLO)-  Khi mới sinh Hồ Thị Hường vẫn khỏe mạnh như người bình thường, chị là niềm hạnh phúc muộn màng của đôi vợ chồng không lành lặn, mẹ bị bệnh tim bẩm sinh, bố bị tật. Những tưởng ông trời đã bù đắp cho đôi vợ chồng khiếm khuyết ấy, ai ngờ chị lại mang trong người căn bệnh tim bẩm sinh của mẹ và rồi những đứa con của chị cũng chẳng được lành lặn như bao người.  Chúng tôi đến phòng trọ của gia đình chị Hồ Thị Hường (sinh năm 1980), thuộc khu tập thể cũ của công an hậu cần tỉnh Gia Lai trên đường Lý Thái Tổ, TP. Pleiku mà sững sờ: căn phòng nhỏ khoảng 12 m2 gia đình thuê trọ có giá 1 triệu đồng/tháng, tồi tàn, chật chội, các tấm trần của phòng bị bong ra thành nhiều mảng, sẵn sàng buông mình xuống mặt đất khi có một tác động hơi mạnh của con người, trong căn phòng chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc máy may, chiếc ti vi nội địa, căn phòng vốn đã nhỏ hẹp lại có thêm mấy chiếc ghế đệm bị hỏng của khách hàng nh

http://baogialai.vn/channel/743/201112/Cac-xa-phia-Tay-huyen-ia-Grai-Mon-moi-cho-mot-ngoi-truong-2116956/

Hình ảnh
Giáo dục Các xã phía Tây huyện Ia Grai: Mòn mỏi chờ một ngôi trường Cập nhật lúc 09:21, Thứ Hai, 12/12/2011 (GMT+7) (GLO)-  Như được lập trình, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở các trường ở xã biên giới huyện Ia Grai, nếu có nhu cầu học lên cao hơn phải chuyển xuống Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thuộc thị trấn Ia Kha hoặc các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku, vì khu vực 4 xã trên chưa có trường THPT. Trên địa bàn huyện Ia Grai có 2 ngôi trường THPT, một trường đóng tại xã Ia Sao và một trường đóng tại thị trấn Ia Kha. Học sinh tại 4 xã biên giới phải vượt khoảng 40 km để đến trường học.   Chưa xây thêm trường mới và sự học không thể dừng, đến năm học mới, hàng trăm phu huynh phải khăn gói cho con em chuyển xuống khu vực có trường THPT để tiếp tục theo “cái chữ”, mà trong lòng canh cánh không yên. Đi học xa nhà, học sinh phải thuê phòng trọ, thiếu sự quản lý, giáo dục thường xuyên của phụ huynh. Thực tế đã chứng minh những nỗi lo đó hoàn toàn có cơ sở, bởi đã có rất nhiều thế hệ h

http://baogialai.vn/channel/1625/201111/Huyen-ia-Grai-do-dang-mot-he-thong-cung-cap-nuoc-sinh-hoat-2114240/

Hình ảnh
Tòa soạn - Bạn đọc Huyện Ia Grai: Dở dang một hệ thống cung cấp nước sinh hoạt Cập nhật lúc 10:38, Thứ Tư, 30/11/2011 (GMT+7) (GLO) - Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai được khởi công xây dựng vào cuối năm 2009, tổng kinh phí khoảng 8 tỷ đồng, trong đó có 3,7 tỷ đồng từ nguồn vốn JBIC do Nhật Bản tài trợ, còn lại là nguồn vốn ngân sách đối ứng. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa thể vận hành hệ thống. Tháng 4-2008, Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định phê duyệt kế hoạch điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thị trấn Ia Kha, giao cho UBND huyện Ia Grai làm chủ đầu tư, Công ty Kinh doanh Vật liệu Xây dựng Gia Lai là đơn vị đảm nhận thi công, Ban Quản lý dự án Xây dựng huyện Ia Grai giám sát việc thi công.  Khu vực điều hành hệ thống cung cấp nước sinh hoạt thị trấn Ia Kha.  Ảnh: Hoành Sơn Đến cuối năm 2009, công trình chính thức khởi công với các hạng mục sau: Khu xử lý nước, đài nước, 4 giếng khoan và hệ thống ố

http://baogialai.vn/channel/1625/201112/Co-nen-thao-do-cau-treo-Ka-Nak-2115436/

Hình ảnh
Có nên tháo dỡ cầu treo Ka Nak? Cập nhật lúc 06:03, Thứ Ba, 06/12/2011 (GMT+7) (GLO) - Cầu treo bắc qua sông Ba (cầu treo Ka Nak) đến nay đã tròn 18 năm tuổi và đang xuống cấp, chính quyền địa phương muốn tháo dỡ cầu; người dân có nguyện vọng tu sửa và tiếp tục phục vụ cho dân sinh. Đã 2 tháng trôi qua, chính quyền huyện Kbang và người dân vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung trong vụ việc này. Cầu treo bắc qua sông Ba tại thị trấn Kbang (huyện Kbang, Gia Lai) được đầu tư và đưa vào sử dụng năm 1992, qua quá trình sử dụng đã phát huy hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác giao thông thông thương giữa người dân thị trấn và các hộ dân vùng lân cận bên bờ Tây sông Ba. UBND huyện Kbang, đại diện Sở Giao thông-Vận tải đến kiểm tra và thấy rằng cầu đã hư hỏng và đã nhiều lần ra quyết định tháo dỡ để đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân, còn người dân hai bờ không đồng tình với quyết định này. Đến nay, đã có gần 200 lá đơn kiến nghị giữ lại cầu treo của người dân trong khu vực, người dân b

http://baogialai.vn/channel/742/201111/di-tich-lich-su-Nha-lao-Pleiku-dang-bi-xam-hai-2112630/

Hình ảnh
Văn hóa Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku đang bị xâm hại Cập nhật lúc 16:04, Thứ Tư, 23/11/2011 (GMT+7) (GLO) - Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku- một trong những “nhân chứng sống” được bảo tồn, minh chứng tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc của ông cha ta. Tuy nhiên, không biết vì vô tình hay hữu ý mà một số người đang xâm hại đến cảnh quan của di tích này, còn các cơ quan liên quan đang loay hoay với những hành động xâm hại đó. Nhà lao Pleiku do thực dân Pháp xây dựng năm 1925, với mục đích giam giữ thường phạm ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, đến năm 1940 khi phong trào đấu tranh cách mạng lên cao, nơi đây trở thành nơi giam giữ tù chính trị yêu nước, chiến sĩ cộng sản. Ngày 22-12-1994, Nhà lao Pleiku được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, được cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo, dựng thêm một số tượng và các hình ảnh minh họa… trên cơ sở bảo tồn hiện trạng theo thiết kế ban đầu.  Cổng di tích Nhà lao Pleiku bị chiếm dụng làm

vui thì viết

Hình ảnh
Ý kiến người dân: Thiết bị đuổi côn trùng hay dụ thêm côn trùng ?                                                                    Nguyễn Tú           Xem và tin tưởng truyền hình, thấy quảng cáo thiết bị đuổi côn trùng Pets Reject có tác dụng rất tốt trong việc xua đuổi côn trùng gây hại như: Muỗi, dán, chuột… Ở nông thôn nên không thiếu những loại côn trùng nói trên, cho nên dù giá cả không mềm (990.000 vnđ/1 chiếc máy) nhưng nhiều người dân ngụ ở tổ dân phố 11, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện vẫn cố mua cho gia đình mình một chiếc máy mong xua đuổi bớt côn trùng. Tuy nhiên, khi mua về dùng mới vỡ lẽ tiền đã mất và còn mang thêm tật, thiết bị đuổi côn trùng không thể đuổi côn trùng mà ngược lại còn dụ thêm côn trùng vào đầy nhà. thiết bị đuổi côn trùng           Quảng cáo hay           Nếu thường xuyên xem truyền hình bạn không thể không xem các chương trình quảng cáo. Không thể phủ nhận có nhiều chương trình quảng cáo rất hay, thu hút người xem nhưng có nhiều chương trình qu

Trường anh hùng núp

Năm học mới ở trường THPT Anh hùng Núp                                                                                                                                                                    Nguyễn Tú           Chúng tôi đến thăm ngôi trường mang tên Anh hùng Núp, trên quê hương Kbang của người. Thầy trò trường THPT Anh hùng Núp đang nỗ lực không ngừng lập nhiều thành tích xuất sắc trong việc dạy và học để xứng danh ngôi trường mang tên người anh hùng đáng kính.           Trường đóng chân trên địa bàn xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang. Học sinh của trường chủ yếu ở 4 xã   Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Kông Pa La, Đắc Khơ Lơ. Trước đây, nơi đây là cái nôi của phòng trào cách mạng nhất là xã Tơ Tung – nơi bác Núp đã sinh ra và cùng đồng bào Bahna làng Kông Hoa đánh Pháp. Phần lớn học sinh là con em của nông dân nghèo, xa trung tâm huyện, chủ yếu là học sinh người Bahna, Kinh, Nùng, Tày, Thái…           Qua 3 năm học, dù còn nhiều khó khăn nhưng với tâm huyết của cán bộ giáo viên cùn

Thủy điện và nỗi lo của người dân

Hình ảnh
Tòa soạn - Bạn đọc Thủy điện và nỗi lo của người dân Cập nhật lúc 19:23, Thứ Ba, 25/10/2011 (GMT+7) Đất ruộng biến thành… “biển” nước Khoảng 400 ha đất, ruộng của nông dân 4 thôn thuộc xã Xuân An, thị xã An Khê bị cô lập hoàn toàn khi nước hồ thủy điện dâng cao, riêng thôn An Xuân 4 chịu thiệt hại nặng nề nhất. Ông Nguyễn Văn Hiệp (thôn An Xuân 4) mắt đỏ hoe nhìn ra đồng nước mênh mông: “Nhà tui có 1,6 ha trồng mì đã đến lúc thu hoạch nhưng nước dâng cao nên đành bỏ thôi, đau lòng lắm”.    Gia đình ông Hiệp cùng khoảng 60 hộ của thôn An Xuân 4 xuống giống hoa màu từ đầu năm cùng thời điểm Ban Quản lý dự án Thủy điện (BQLDATĐ) hứa xây dựng hai chiếc cầu cho dân, một cầu dây cho dân qua canh tác trước, sau đó xây thêm một chiếc cầu lớn cho dân vận chuyển hoa màu về. Tin vào lời hứa, người dân mạnh dạn gieo trồng với tổng diện tích khoảng 400 ha. Nhưng đến nay đã vào vụ thu hoạch mà chiếc cầu kiên cố để vận chuyển hàng ngàn tấn mì, hàng ngàn tấn mía vẫn không thấy đâu? người dân đứng b
Hình ảnh
Pháp luật Huyện Chư Pah: “Sa tặc” tàn phá thiên nhiên Cập nhật lúc 14:51, Thứ Ba, 04/10/2011 (GMT+7) Thời gian gần đây, nhân dân các xã Ia Khươl, Đak Tơ Ve, Hà Tây (Chư Pah, Gia Lai) rất bất bình với tình trạng khai thác cát tràn lan trên suối Ia Tơ Ve. Hậu quả, làm cho các dải đất dọc theo con suối bị sạt lở ngày một nghiêm trọng hơn.   Khai thác cát đang đem lại lợi nhuận lớn nên nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chư Pah đã dùng mọi hình thức để tận thu nguồn lợi này. Theo thông tin ban đầu, có 2 doanh nghiệp đang khai thác cát trên suối Ia Tơ Ve. Các “mỏ cát” hoạt động liên tục trong ngày, các vòi rồng được sử dụng hết công suất để hút cát lên, xe ô tô tải loại lớn vào ra liên tục để chở cát. Lòng suối Ia Tơver đang mở rộng theo thời gian. Ảnh: Nguyễn Tú Hậu quả của việc khai thác không theo quy hoạch đã làm cho dải đất hai bên con suối Ia Tơ Ve bị sạt lở ngày một nghiêm trọng hơn. Có đoạn suối ăn sâu vào các thửa đất nông nghiệp xung quanh đến 100 mét. Tiêu biểu nhất là đoạn

thử

Hình ảnh
Hai nữ sinh Bahnar vượt khó học giỏi                                                                                       Nguyễn Tú           Đinh Thị Bươi và Đinh Thị Nái, lớp 11D - Trường THPT Anh hùng Núp (xã Kông Lương Khương, huyện Kbang) là hai tấm gương sáng để bạn bè trong trường noi theo. Không chỉ có thành tích học tập đáng nể, bạn bè còn khâm phục ý chí vượt khó vươn lên của hai nữ sinh người Bahnar. Hai nữ sinh dân tộc Bahnar có thành tích học tập thật đáng nể, từ tiểu học đến nay năm nào cũng đoạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Nhà ở xa và trường tổ chức học hai buổi/1ngày nên từ sáng sớm hai em “cơm đùm, cơm nắm” mang theo đến trường, đến trưa mang ra ăn, rồi vào học ca chiều, tối tan tiết mới đạp xe về nhà. Bất kỳ trời nắng hay mưa, hai em luôn đến trường đầy đủ và chưa bỏ lỡ buổi học nào. Đinh Thị Bươi sinh ra trong gia đình có ba anh em, ở xã Kông pa la, huyện Kbang. Bươi là con thứ hai, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, bố mẹ trồng hơn một héc