Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

Gọi đất dậy nẩy mầm xanh tươi

Hình ảnh
  NGUYỄN TÚ Hễ nhìn thấy ngọn cỏ đuôi chuồn (còn gọi cỏ mỹ, cỏ hồng) màu hồng phất phơ theo ngọn gió từ hướng Tây thổi ngược về, trong tôi rưng rưng những xúc cảm về quá khứ nghèo đói lẫn niềm tự hào của cuộc sống đủ đầy hơn nơi vùng biên viễn huyện Ia Grai (Gia Lai). Di dân xây dựng kinh tế mới và người sở tại cùng đánh thức những thớ đất khô cằn thành rẫy nương xanh tốt. Quê tôi nằm dưới dãy núi Hoành Sơn, tỉnh Hà Tĩnh-một vùng đất bán sơn bán thủy. Từ năm 1996 trở về trước, người dân quê tôi lay lắt vì đói nghèo. Con cá được đánh bắt về từ những con thuyền bé tin hin hay hạt lúa một vụ từ cánh đồng giữa núi và biển không đủ giúp dân quê tôi thoát cảnh nghèo đói. Đến mùa giáp hạt, dân quê tôi đói đến mức phải lên rừng hái lá rau má, đào củ mài, củ chuối về ăn thay cơm. Khát vọng thoát nghèo đã thôi thúc khiến người dân quê tôi lần lượt di tản khắp cả nước mưu sinh. 2 bác ruột của tôi chuyển hẳn gia đình vào Gia Lai định cư và trồng cây cà phê. Những người cậu của tôi vừa

Gác rừng giữa chốn thâm sơn

Hình ảnh
NGUYỄN TÚ Đêm khuya, gió rừng thông thốc thổi làm tê buốt thịt da. Hơi nóng phả ra từ đống lửa trước lều tạm không đủ ấm cho những người đàn ông co quắp nằm ngủ trên nền đất hoặc võng. Họ ở đó để canh giữ cho cây rừng mãi xanh. Họ là những cán bộ, nhân viên, dân nhận khoán thuộc lực lượng giữ rừng của 2 Ban Quản lý rừng phòng hộ: Ia Ly (huyện Chư Pah) và Bắc Biển Hồ (TP. Pleiku, Gia Lai).  Ăn rừng, ngủ núi, uống nước sông… Đỉnh Chư Prông hay còn gọi đỉnh Cổng trời (địa phận xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) cao khoảng 1.200 m so với mực nước biển. Con đường lên đỉnh núi này lởm chởm đất đá và có nhiều đoạn dốc dựng đứng. Muốn lên núi phải đi bộ hoặc dùng loại xe máy độ chế. Trên đường lên đỉnh núi, ông Nguyễn Tất Thành-Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ phát cho chúng tôi những cây gậy và hướng dẫn một vài kỹ năng khi leo núi như: chỉ uống ít nước khi khát; bẻ cành cây làm dấu phòng khi bị lạc đường…  Gửi xe ở một nhà dân, chúng tôi đi bộ hơn 2 tiếng từ đập nước

Sương phủ thác Ply Mung

Hình ảnh
                                NGUYỄN TÚ Mỗi sáng sớm hay chiều tà, sương giăng phủ kín thác Ply Mung (còn gọi thác Trăn; thuộc xã Ia Rsai, huyện Krông Pa, Gia Lai) tạo nên không gian lung linh, huyền ảo xen lẫn sự kỳ bí gợi niềm thích thú cho du khách đến chiêm ngưỡng thắng cảnh này. Hoang sơ thác Ply Mung Thác Ply Mung cách trung tâm xã Ia Rsai khoảng 20km. Để đến được thác này, chúng tôi phải chinh phục con đường đầy đất, cát, đá len lỏi giữa những cánh rừng. Anh Nguyễn Văn Hà và 3 người dân huyện Krông Pa dẫn chúng tôi vào thác Ply Mung. Trên hành trình dẫn chúng tôi vào thác Ply Mung, anh Hà dặn dò: “Đường khó đi lắm, mọi người chạy xe cẩn thận. Có nhiều người phải bỏ dở cuộc thăm thú thác này vì ngã xe hay bị rễ cây đâm rách da thịt”. Hơn 1 tiếng “đánh vật” với con đường rừng, chúng tôi đến chân thác Ply Mung. Đập vào mặt chúng tôi qua cái nhìn đầu tiên là đá và đá. Bao quanh thác Ply Mung là những tảng đá có khích thước khổng lồ với hàng trăm hố tròn đủ mọi kích cỡ

Đêm nghe cá quẫy trong hồ Ia Mlá

Hình ảnh
HOÀNH SƠN Tôi theo chân một nhóm người đi câu thủy quái trong khu vực rừng ở Hồ chứa Ia Mlá (xã Ia Mlá, xã Krông Pa, Gia Lai). Một đêm ở lại trong rừng đã cho tôi những trải nghiệm thú vị. Không chỉ cung cấp nước sạch, nước tưới tiêu, thức ăn cho nhân dân ở Krông Pa, hồ chứa nước Ia Mlá còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Một chuyến đi câu          Khi rảnh việc, nhiều người ở Gia Lai vào khu vực rừng trong hồ chứa Ia Mlá câu cá bởi ở đó có nhiều loại cá to và đặc sản. Họ câu cá để thoải niềm yêu thích và để được thưởng thức những món cá ngon sống trong hồ nước tự nhiên. Địa điểm câu cá của nhóm bạn tôi là ở khu vực lòng hồ thuộc địa phận xã Đất Bằng (huyện Krông Pa).  Để đến được địa điểm câu cá ấy là một hành trình khó khăn. 5 giờ chiều,  nhóm chúng tôi có 4 người tập trung ở cuối con đường gần chân đập Ia Mlá rồi men theo con đường mòn dẫn vào rừng sâu thuộc xã Đất Bằng để nhập cùng bạn câu đến từ xã Chư Rcăm. Hơn 1km đầu tiên, dù đường đất và chi chít đá nhưng