Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2012

http://baogialai.com.vn/channel/1625/201203/dan-ia-Lang-thieu-dien-san-xuat-2141457/

Hình ảnh
Dân Ia Lang thiếu điện sản xuất Thứ Hai, 26/03/2012, 20:10 [GMT+7] (GLO) - Với diện tích 12 ha, cánh đồng rau Ia Lúc góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình cho các hộ dân thuộc làng Ia Lang, xã Chư Á, TP. Pleiku. Tuy nhiên, việc thiếu điện sản xuất đang khiến cho công việc trồng rau của người dân gặp không ít khó khăn. Nhiều năm trở lại đây, cánh đồng rau Ia Lúc đã cung cấp một khối lượng rau xanh cho địa bàn TP. Pleiku. Trồng rau xanh mang lại cho người dân Ia Lang và một số vùng lân cận nguồn lợi nhuận không nhỏ, nhiều gia đình xây được nhà ở kiên cố, mua sắm nhiều trang-thiết bị phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, cuộc sống của người dân đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Nông dân phải xách nước tưới rau vì thiếu điện. Ảnh: Nguyễn Tú Đa phần các hộ dân trồng rau xanh trên cánh đồng Ia Lúc là người Jrai, thu nhập chính từ trồng rau xanh, xen canh các loại rau. Trước đây, các hộ dân đều dùng thùng xách nước tưới ch

Xưa rồi! “ốc đảo” Kon Pne

Hình ảnh
                                   Xưa rồi! “ốc đảo” Kon Pne Nguyễn Tú           Ở Kbang mỗi khi nói đến “ốc đảo” là người ta sẽ nghĩ đến ngay xã Kon Pne, nơi này cách trung tâm huyện Kbang hơn 80 km về phía tây bắc. Dân cư nơi đây đa phần là người Ba Na, họ sống giữa thung lũng được bao bọc bởi những cánh rừng già, cuộc sống chủ yếu phát rừng làm nương rẫy, tận thu lâm sản rừng, quanh năm thiếu đói, ít giao thương với bên ngoài. Nhưng nay đã khác, một con đường đã hoàn thành nối nơi đây với cuộc sống bên ngoài. Cuộc sống của người dân đang thay da, đổi thịt từng ngày và cái tên “ốc đảo” KonPne cũng đã chìm vào dĩ vãng. Trong cái nắng “như đổ lửa” của tháng ba Gia Lai, chúng tôi làm cuộc hành trình về với đại ngàn Kon Pne, cái nơi mà khi nhắc đến ai cũng rùng mình nghĩ đến “ruồi vàng, muỗi bạc, vắt kim cương”. Dù đã được nhiều người chỉ đường cặn kẽ nhưng chúng tôi vẫn bị lạc đường, mà lạc đâu có ít đến… 60 km. Không nản chí, tiếp tục tìm đường đến Kon Pne, cuối cùng đã tìm được

ý kiến

Hình ảnh
UBND xã Hà Tây chỉ làm việc buổi sáng?           Chiều thứ 2 ngày 19-3, chúng tôi đến trụ sở UBND xã Hà Tây liên hệ giải quyết công việc. Tuy nhiên, tất cả các phòng, ban của xã Hà Tây từ phòng: Bí thư Đảng ủy xã, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã đến Công an xã, Địa chính, Tư pháp, Văn phòng… đều “cửa đóng then cài”, trụ sở xã vắng hoe không một bóng người, không có cán bộ, nhân viên xã cũng như không có người dân đến liên hệ giải quyết công việc dù lúc đó đồng hồ đã chỉ đến 3 giờ chiều. Vậy cán bộ, công chức, nhân viên xã Hà Tây đã đi đâu và làm gì ở thời điểm ấy?           Chúng tôi hỏi các hộ dân bán hàng trước cổng trụ sở xã Hà Tây đều nhận được trả lời: Ở đây, Chính quyền xã chỉ làm việc buổi sáng, riêng buổi chiều nghỉ?           Chú thích hình: Hình 1: Sở UBND xã Hà Tây không một bóng người Hình 2;3;4;5: Phòng Bí thư Đảng ủy; Phó Bí thư; phòng Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã; Địa chính, Văn phòng xã…. Nguyễn Tú

http://baogialai.com.vn/channel/721/201203/Hoi-thi-ve-tranh-Cuoc-song-xung-quanh-em-cho-hoc-sinh-khoi-tieu-hoc-va-THCS-TPPleiku-2139545/

Hình ảnh
Hội thi vẽ tranh “Cuộc sống xung quanh em” cho học sinh khối tiểu học và THCS TP.Pleiku. Thứ Hai, 19/03/2012, 16:33 [GMT+7] Ảnh: Nguyễn Tú (GLO)- Hòa trong không khí tươi vui của những ngày tháng 3 lịch sử, trong hai ngày 17 và 18-3, Phòng Giáo Dục TP.Pleiku phối hợp với Nhà thiếu nhi tỉnh tổ chức hội thi vẽ tranh cho các em học sinh thuộc hai khối, Tiểu học và Trung học cơ sở thuộc các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố với chủ đề “Cuộc sống xung quanh em”. Hội thi đã thu hút 260 em học sinh tham dự với 260 tác phẩm. Qua các tác phẩm dự thi, các em đã thể hiện được những tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ của mình về cuộc sống xung quanh, đời sống tình cảm, học tập, vui chơi, tình yêu quê hương đất nước, biển đảo. Chiều ngày 18-3, Ban tổ chức đã tiến hành trao giải cho 53 giải thưởng cho các em đạt thành tích cao trong Hội thi, gồm có 5 giải nhất, trong đó giải nhất khối Tiểu học thuộc về em Nguyễn Văn Quốc Bảo (Clb Cọ non Nhà thiếu nhi tỉnh) và Hồ Trung Sơ

Câu chuyện về hai nông dân bỏ tiền xây cơ sở giết mổ gia súc tập trung cho nhân dân huyện Ia Grai

Câu chuyện về hai nông dân bỏ tiền xây cơ sở giết mổ gia súc tập trung cho nhân dân huyện Ia Grai                                                                                                                                                                    Nguyễn Tú           Đã bao người nói họ “liều”, “điên”… dám bỏ ra số tiền hơn nửa tỷ đồng để xây cở sở giết mổ tập trung cho cả huyện, nhưng với hai anh Phạm Khắc Vĩnh và Lê Văn Hoàn (trú tại thôn Thắng Cường, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đó là chuyện hết sức bình thường. Các anh xây lò mổ để tăng thêm thu nhập cho gia đình, giúp cho bà con có được nơi   một nơi tập trung giết mổ gia súc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giúp cho Trạm thú y huyện kiểm dịch bệnh tốt hơn.   Nói ra thật xấu hổ, bố mẹ vợ anh Vĩnh coi tôi như con cái trong nhà, thi thoáng tôi lại ghé nhà, thế mà tôi lại không biết anh hùn vốn với bạn xây lò giết mổ gia súc với tiền đến 600 triệu đồng. Mới đây nghe tin, tôi về tham quan cơ sở của hai anh và

học sinh vượt cầ khỉ đến trường

Hình ảnh
Học sinh “vượt” cầu khỉ đến trường Nguyễn Tú Dù biết trước những hiểm nguy luôn rình rập khi phải qua cầu khỉ nhưng không còn cách nào khác, ngày ngày hàng ngàn lượt người dân các làng Tung, Gút, Prang, Tlăng lớn, và Tlang nhỏ thuộc xã Krong, huyện Kbang vẫn mạo hiểm vượt sông để học hành, mưu sinh. Bên trên cây cầu khỉ chênh vênh, “run rẩy” khi những đôi chân của con người đặt bước lên qua bờ bên kia, phía dưới con sông Ba đầy nước như muốn cuốn trôi tất cả những vật cản nằm trên đường đi của nó và lỡ có người sẩy chân khi qua cầu khỉ, con sông không ngần ngại “chở” đi. Thế nhưng nhiều năm nay, hàng ngàn lượt người dân xã Krong, trong đó có rất nhiều học sinh Trường Trung học cơ sở bán trú Krong “đánh cược” sinh mạng với dòng sông Ba vượt cầu khỉ, lội sông đến trường theo “con chữ”   và đi làm. Trong khi đó, không hề có hình thức trung chuyển khác như thuyền, bè…           Gọi là cầu nhưng thực chỉ là một cây gỗ có đường kính khoảng 20 – 30cm, dài hơn chục mét được chặt đổ xuống,

“Lâm tặc” tàn phá rừng đầu nguồn Đức Cơ

Hình ảnh
“Lâm tặc” tàn phá rừng đầu nguồn Đức Cơ Nguyễn Tú Những cánh rừng phòng hộ thuộc xã Ia Dom, huyện Đức Cơ đang bị “lâm tặc” thẳng tay tàn phá không thương tiếc. Trong khi đó, các cơ quan chức năng liên quan chưa có biện pháp triệt để khắc tình trạng trên. “Máu” rừng… vẫn chảy Nhiều ngày lân la ở cửa khẩu Lệ Thanh, chúng tôi “ngóng” được không ít chuyện, “nóng” nhất là chuyện rừng phòng hộ đang bị tàn phá nghiêm trọng và thế là chúng tôi quyết định “mục sở thị” để kiểm chứng. Trên đường đi, chúng tôi  may mắn được một số công nhân đội 20 - Công ty 72 vào đơn vị chăm sóc cao su đồng ý dẫn vào rừng (230 ha cao su mới trồng và khu nhà tập thể đội 20 với 70 công nhân đóng quân giữa các tiểu khu rừng phòng hộ - PV). Cùng với họ, chúng tôi theo đường tuần tra biên giới, qua trạm gác của Ban quản lý rừng phòng hộ số 1 vào các tiểu khu 680, 681, 685, 686 rừng phòng hộ Đức Cơ. Anh Nam (một công nhân) cho biết: Hai năm trước, hai bên còn đường này cây cối còn xanh tươi, có những cây to nhiều ngườ