“Lâm tặc” tàn phá rừng đầu nguồn Đức Cơ

“Lâm tặc” tàn phá rừng đầu nguồn Đức Cơ
Nguyễn Tú

Những cánh rừng phòng hộ thuộc xã Ia Dom, huyện Đức Cơ đang bị “lâm tặc” thẳng tay tàn phá không thương tiếc. Trong khi đó, các cơ quan chức năng liên quan chưa có biện pháp triệt để khắc tình trạng trên.
“Máu” rừng… vẫn chảy
Nhiều ngày lân la ở cửa khẩu Lệ Thanh, chúng tôi “ngóng” được không ít chuyện, “nóng” nhất là chuyện rừng phòng hộ đang bị tàn phá nghiêm trọng và thế là chúng tôi quyết định “mục sở thị” để kiểm chứng. Trên đường đi, chúng tôi  may mắn được một số công nhân đội 20 - Công ty 72 vào đơn vị chăm sóc cao su đồng ý dẫn vào rừng (230 ha cao su mới trồng và khu nhà tập thể đội 20 với 70 công nhân đóng quân giữa các tiểu khu rừng phòng hộ - PV). Cùng với họ, chúng tôi theo đường tuần tra biên giới, qua trạm gác của Ban quản lý rừng phòng hộ số 1 vào các tiểu khu 680, 681, 685, 686 rừng phòng hộ Đức Cơ. Anh Nam (một công nhân) cho biết: Hai năm trước, hai bên còn đường này cây cối còn xanh tươi, có những cây to nhiều người ôm không xuể, nay bị “lâm tặc” và người dân đốn hạ, đốt cháy để làm nương rẫy. Ngay cả những tiểu khu được coi là rừng giàu, cấm khai thác bao quanh khu vực trồng cao su của công ty 72 cũng “không cánh mà bay”. Anh còn cho biết: từ năm ngoái đến nay, tại các tiểu khu đã có hai người vào rừng chở gỗ bằng xe máy bị gỗ đè chết.
Qua khoảng 3km đường đất, qua khu vực trồng cao su của đội 20, chúng tôi đến tiểu khu 686, trước mắt chúng tôi là cảnh cây gỗ lớn nhỏ bị cửa đổ, bị đốt cháy sém nham nhở và những miếng bìa còn nằm ngổn ngang, trơ trọi trên mặt đất. Càng đi sâu vào trong càng “xót lòng”, những cây có đường kính 50cm -1m đã bị cưa đổ, “lâm tặc” đã mang thân đi chỉ còn trơ gốc, cũng có những cây vừa đốn đổ, vết cắt còn mới, lá vẫn còn xanh bay vất theo gió. Theo quan sát của chúng tôi, có khoảng 100 ha rừng thuộc các tiểu khu đã bị đốn đổ, bị đốt cháy và người dân vẫn tiếp tục chặt phá, nếu cứ theo đà này trong khoảng thời gian không lâu nữa, rừng sẽ không còn nữa.  
Lần theo còn đường mòn dẫn vào rừng, chúng tôi gặp 3 người đàn ông đang cắt một cây gỗ lớn mà theo họ nói đó là gỗ kate. Tranh thủ “bắt” chuyện, họ cho biết ở thôn Cửa khẩu, thấy nhiều người vào đây cắt gỗ nên cũng cắt ít cây về làm nhà.
Tiếp tục đi vào rừng, gặp một nhóm người Jrai đang nhổ mì, thấy người lạ, họ dừng lại quan sát với thái độ dè chừng. Ông Rơ Châm Chiéc (một người trong số đó) nói: Nhà ở làng Ó, xã Ia Dom, vì ngoài kia mình hết đất lại thấy mọi người đây, chặt cây trồng mì, gia đình mình cũng vào trồng, mình chỉ trồng ở nơi nhiều cây tre thôi, cây lớn mình không chặt đâu. Trên kia người ta chặt nhiều kìa, có cưa to đó.
Theo hướng tay ông chỉ, chúng tôi đi ngược lên trên, đi được chưa xa, nghe tiếng gọi nhau í ới, đồng thời tiếng âm thanh của máy cưa cũng tắt hẳn và một nhóm thanh niên từ trên rừng đi xuống, vào các lán đã có sẵn gần đó. Khu rừng trở nên yên lặng lạ thường.
Biết không thể đi tiếp, chúng tôi quay trở về nhưng vẫn muốn biết người dân vận chuyển gỗ như thế nào. Buổi tối chúng tôi tiếp tục mật phục ở rừng và theo quan sát, trên các tiểu khu rừng, các xe máy có độ đèn men theo các con đường mòn chở gỗ xuống sau đó tập kết ở một số điểm, hoặc ở một số nhà trại trong rừng, cũng có những xe máy chở gỗ chảy thẳng ra ngoài nhưng chúng tôi không kịp bám theo.
Chính quyền … “bó tay”
Điều chúng tôi thấy băn khoăn nhất là, âm thanh của tiếng máy cửa gầm rú, tiếng người gọi nhau í ới, tiếng xe máy, ánh lửa đốt rừng, ánh đèn xe máy trong đêm loáng loáng trên những cánh rừng, thậm chí các hộ dân còn làm lán trại ở sẵn trong rừng. tại sao không hề có bóng dáng của một cán bộ Hạt kiểm lâm, của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện. Và, hàng chục m3 gỗ làm sao chuyển ra ngoài, khi quốc lộ 19C và đường tuần tra biên giới số 1 đều có trạm gác liên ngành? Nếu không vận chuyển được ra ngoài, thì gỗ đó đi đâu? trong khi những tiểu khu rừng phòng hộ ngày càng thu hẹp dần với thời gian, điều mà người dân ai cũng thấy, nhất là những công nhân thuộc đội 20, đội 21 – Công ty 72, không lẽ các cơ quan chức năng liên quan không thấy!
Ông Đỗ Văn Lợi – Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ thừa nhận: Tình trạng người dân phá rừng diễn ra rất nan giải, phức tạp. Hơn 2 tháng đầu năm, đơn vị đã bắt được 9 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, thu giữ 26 m3 gỗ, hai xe máy và đã chuyển lên Hạt kiểm lâm huyện Đức Cơ xử lý. Để hạn chế tình trạng người dân phá rừng đầu nguồn, Ban quản lý đã gửi tờ trình đề nghị UBND huyện thành lập tổ chốt chặn tại quốc lộ 14 C ngã ba đường 95. Đồng thời, phối hợp với chính quyền các xã tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động người dân không vào đốt phá rừng làm nương rẫy, vận chuyển lâm sản trái phép.
 Hi vọng, trong thời gian tới, sau khi UBND tỉnh ký công văn số 467/UBND – NL ngày 27/02/2012 “về việc tăng cường quản lý hoạt động, vận chuyển, mua bán lâm sản trái pháp luật”, UBND các cấp, các ban ngành, đoàn thể huyện Đức Cơ có biện pháp triệt để hơn giữ lại màu xanh cho những cánh rừng nguyên sinh.
Chú thích hình:
Hình 1;2;3: Rừng bị chặt phá và đốt cháy tan hoang -ảnh Hoành Sơn



 lán trại làm ngay trong rừng
  rễ dài ra đến Mbắc như kơ nia mà cũng đứt ngang đây.hu.hu.......


                          Người dân đốt rừng làm nương rẫy- ảnh H.S

Nhận xét

  1. khốn khổ, mấy ngày đội nắng, đội mưa,tắm suối, ngủ rừng viết bài, thêm phần nớp nớp cảnh "trán đầy máu", rồi được tặng một phong bì mà chẳng muốn nhận mà không biết bài có chạy được không.hu.hu...........................hu....

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xưa rồi! “ốc đảo” Kon Pne

Đồi Thông Glar, núi lửa Chư Đăng Ya và tư duy làm du lịch

Thăm rừng giáng hương trăm tuổi lớn nhất ở Gia Lai